Khi mua sắm màn hình quảng cáo LCD, rất nhiều người phân vân lựa chọn giữa một rừng quảng cáo. Hãng nào cũng đều đưa ra những tính năng nổi trội nhất của sản phẩm. Tuy nhiên, cho dù quảng cáo như thế nào đi nữa thì nhìn chung tất cả cũng chỉ giới hạn trong 3 loại tấm nền TN, IPS và VA. Vậy tấm nền màn hình là gì, nó có những đặc điểm như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tấm nền là gì?
Màn hình LCD (Liquid Crytal Panel) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng được tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau trong đó có tấm nền ( panel ). Tấm nền màn hình là một tấm phẳng có chứa các tinh thể lỏng, chúng đảm nhiệm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh, màu sắc khác nhau khi dòng điện tác dụng vào.
Vai trò của tấm nền rất quan trọng nó quyết định màn hình thể hiện được bao nhiêu màu, độ chính xác và tươi sáng ra sao, tốc độ làm mới như thế nào…

Top 3 công nghệ tấm nền màn hình được ứng dụng phổ biến nhất
1. Công nghệ tấm nền TN (Twisted Nematic) là tấm nền lâu đời nhất.
Là công nghệ tấm nền màn hình LCD phổ biến nhất trong thập kỷ 90 và đầu những năm 2000. Thường thì nhà sản xuất sẽ ghi rõ màn của bạn dùng panel gì, còn nếu nó không được chú thích rõ ràng thì 99% chiếc màn đó là màn TN. Nhìn chung panel này có giá thành sản xuất cực kỳ thấp và có thời gian phản hồi tuyệt vời, mỗi điểm ảnh có thời gian đổi màu rất nhanh dẫn đến việc panel này cho một chất lượng ảnh động mượt mà.
Tuy nhiên, tấm nền TN có rất nhiều nhược điểm: hiển thị màu sắc kém nhất trong các loại panel và góc nhìn của TN cực kỳ hẹp ( đặc biệt là chiều dọc ). Chính vì vậy mà công nghệ tấm nền TN không tồn tại được lâu và nhanh chóng bị thay thế bằng các công nghệ tấm nền mới, ưu việt hơn như VA hoặc IPS.

2. Công nghệ tấm nền VA (Vertical Alignment)
Công nghệ tấm nền VA ra đời như một giải pháp thay thế cho công nghệ TN với nhiều khuyết điểm. Với công nghệ tấm nền TN, nếu muốn một màn hình hiển thị màu đen, thì bộ lọc màu sẽ cho chỗ đó có ít ánh sáng nhất có thể từ đèn nền. Tuy nhiên, bộ lọc của TN là không hoàn hảo, cho nên màu đen nó sẽ không được sâu, hình ảnh kém sắc. Panel VA với khả năng chặn luôn ánh sáng tới những điểm ảnh muốn hiển thị màu đen. Điều này giúp cho tấm nền VA cho màu đen sâu và độ tương phản cực lớn, từ 2000:1 tới 5000:1 ( cao hơn vài lần so với mấy công nghệ tấm nền TN ) và góc nhìn của VA cũng đã được cải thiện hơn so với TN.
Dù đã được cải tiến, nhưng không phải tấm nền VA không có điểm yếu. Điểm yếu lớn nhất của Panel này thời gian đáp ứng chậm, dẫn tới hiện tượng hình ảnh bị mờ đi khi chuyển động và giá của sản phẩm còn quá cao.
Sony – một trong những hãng khá trung thành với công nghệ tấm nền VA

3. Tấm nền màn hình IPS (In-Plane Swtiching)
Công nghệ tấm nền màn hình IPS được LG Display phát triển và hiện tại đây là loại tấm nền được sử dụng phổ biến nhất và được nhiều hãng công nghệ nổi tiếng trên Thế giới mua lại, trong đó có ông lớn Apple. Với tấm nền này cho độ chính xác của màu sắc cao, tính nhất quán và góc nhìn lớn so với các công nghệ tấm nền khác, lên đến 178 độ theo phương ngang. Một số tấm nền IPS cao cấp còn hỗ trợ dải màu mở rộng hơn và tăng độ sâu của màu hơn.
Thường thì các màn hình IPS có độ phân giải cao hơn màn hình TN/VA, mặc dù hiện tại luôn có đủ lựa chọn độ phân giải cho các loại panel. Tăng/giảm độ phân giải hay tập trung vào chất lượng hiển thị giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn khi mua màn hình tùy thuộc vào mục đích của bản thân.
Điểm yếu duy nhất của tấm nền IPS là: Khả năng hiển thị độ sâu đen yếu.

Kết luận:
- Công nghệ tấm nền màn hình TN : màu xấu, góc nhìn siêu tệ, chất lượng ảnh động tốt, phản hồi nhanh.
- Công nghệ tấm nền màn hình: VA màu tốt, góc nhìn chấp nhận được, chất lượng ảnh động tương đối kém, phản hồi chậm.
- Công nghệ tấm nền màn hình IPS: màu tốt, góc nhìn tốt, chất lượng ảnh động tốt, phản hồi nhanh, hở sáng.
Qua bài viết, ta có thể thấy rằng giữa các tấm nền TN, VA và IPS đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, vì vậy khi lựa chọn mua màn hình thì bạn cần xem lại mục đích của mình là gì để lựa chọn được tấm nền sao cho phù hợp nhất.
Một số công trình màn hình Led chúng tôi đã thi công

Thi Công Màn Hình LED P2 Cong Dẻo Tại Showroom BYD Long Biên

Thi công màn hình LED P2 chất lượng cao tại Trường CD Công An Nhân Dân 1

Khám Phá Công Trình Thi Công Màn Hình LED P2 Indoor Tại Tổng Cty CN Hóa Chất Mỏ Hà Nội

Thi Công Màn Hình LED P2 Cho ALS – Giải Pháp Tối Ưu Cho Dịch Vụ Logistics Hàng Không

Thi Công Màn Hình LED P2 Hội Trường Đại Học Hàng Hải, Hải Phòng

Thi Công Màn Hình LED P2 Sở Công Thương Lào Cai

Thi công màn hình LED P2 Tại Phòng Quản Lý Xuất Nhập Cảnh – 44 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội

Thi công màn hình LED P2 tại trung tâm thương mại VinCom Bà Triệu

Thi công màn hình LED P2 Indoor cho Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ, Phố Kim Mã, Hà Nội

Thi công màn hình LED P2 trong phòng họp cho Viện Kiểm sát Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thi công màn hình LED P2 hội trường Tại Tổng Công Ty Xăng dầu Kon Tum
✧ Giới thiệu phần mềm LEDONE DIGITAL SIGNAGE SYSTEM ✧
Phần mềm LEDONE DIGITAL SIGNAGE SYSTEM là phần mềm được thiết kế và xây dựng bởi chính đội ngũ kỹ thuật viên của LEDONE. Tích hợp phần mềm, khách hàng có thể dễ dàng quản lý hệ thống màn hình từ xa thông qua máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại có kết nối mạng internet.
✧ Chứng nhận màn hình LED chất lượng ✧
Kết nối với LedOne Việt Nam: Facebook, Youtube, Pinterest, Tumblr, About